Bệnh chết chậm trên cây tiêu và cách phòng trị hiệu quả nhất
MỤC LỤC
Bệnh chết chậm trên cây tiêu rất khó phát hiện và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với kinh tế của bà con nông dân. Vậy bệnh chết chậm trên cây tiêu có cách phòng trị hay không? Cùng Thủy Sính tìm hiểu ngay bài viết bên dưới để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
1. Bệnh chết chậm trên cây tiêu là gì?
Bệnh chết chậm trên cây tiêu thường diễn biến âm thầm. Bệnh thường bắt đầu bằng việc lá cây vàng dần, rụng lá và cây sinh trưởng chậm lại. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh, gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng quả, thậm chí dẫn đến chết cây sau 2-3 năm.
Triệu chứng vàng lá ở cây tiêu con thường bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc quan sát kỹ lá và rễ sẽ giúp phân biệt. Lá bị bệnh thường teo nhỏ, bạc màu và rễ có nhiều nốt sần, trong khi lá thiếu dinh dưỡng thường vàng đều và rễ không có bất thường.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chết chậm trên cây tiêu
Bệnh chết chậm trên cây tiêu là một hội chứng phức tạp do sự kết hợp gây hại của tuyến trùng Meloidogyne incognita, nấm Fusarium solani.
Tuyến trùng tấn công rễ, tạo ra những nốt sần, làm tổn thương rễ và tạo điều kiện cho nấm Fusarium xâm nhập.
Nấm này phát triển mạnh trong những vết thương, gây thối rễ, làm giảm khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng của cây. Dần dần, nấm lan lên thân và cành, khiến cây yếu dần và chết.
Ngoài ra, rệp sáp cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng này bằng cách gây tổn thương cây, tạo điều kiện cho nấm Fusarium phát triển. Nước mang các bào tử nấm bệnh lây lan sang các cây bên cạnh và từ đó lan rộng ra, đây là nguyên nhân vì sao bệnh chết chậm thường xuyên xuất hiện.
3. Phòng bệnh chết chậm trên cây tiêu
Để phòng chống bệnh chết châm trên cây tiêu, bạn có thể tham khảo các phương pháp bên dưới đây:
Chuẩn bị trước khi trồng tiêu
- Ưu tiên chọn giống tiêu kháng bệnh, sinh trưởng tốt như Vĩnh Linh, tiêu trâu, tiêu ghép.
- Dùng thuốc trị nấm cho hồ trồng tiêu trước 10-15 ngày trước khi bắt đầu trồng
- Đối với rãnh bón phân và ép xanh cần được đào lên sau đó xịt thuốc nấm và phơi khoảng 10-15 ngày trước khi bón phân và bỏ cây.
Vệ sinh vườn:
- Thường xuyên dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật và cành lá bị bệnh.
- Cần tạo không gian thông thoáng nơi gốc tiêu bằng cách cắt phần tán tiêu cách mặt đất 20-30cm và nên cắt bỏ cành ngang hạn chế lây lan nguồn nấm bệnh từ đất lên.
- Kiểm tra thường xuyên vườn tiêu để phát hiện bệnh sớm và xử lý tàn dư của cây bệnh để đốt tiêu hủy và xử lý đất bằng vôi bột tại các gốc tiêu bị bệnh
- Dọn vườn bằng vôi bột giúp khử trùng bề mặt của đất và giúp nâng cao độ PH hoặc rải vôi vào hệ thống thoát nước để phòng trừ bệnh.
Điều kiện môi trường:
- Nên tạo điều kiện cho cây một môi trường thông thoáng đặc biệt là vào mùa mưa
- Phải phá bồn giữ nước quanh gốc tiêu vào mùa mưa để chống đọng nước.
- Vào mùa mưa cần chú ý vấn đề thoát nước, đào rãnh thoát nước theo ô bàn cờ, với mật độ 3 hàng/rãnh và độ sâu 40-50cm để đảm bảo thoát nước tốt
- Tạo khoảng cách giữa các cây, cắt tỉa cành lá để tăng độ thông thoáng.
- Sử dụng trụ tiêu bằng cây xanh để cải thiện đất và giảm thiểu bệnh tật.
Phòng trừ sâu bệnh:
- Sử dụng định kì hằng năm các loại thuốc diệt nấm, diệt tuyến trùng hoặc phun trực tiếp vào gốc tiêu..
- Vệ sinh dụng cụ làm vườn sau khi sử dụng.
Bón phân và tưới nước:
- Bón phân cân đối, tưới phân cách gốc, tránh tưới quá nhiều.
- Khi tưới phân cần pha loãng với nước và tránh tưới với hàm lượng lớn trong một lần phón vì dễ dây xót rễ và khiến nấm tấn công.
Các biện pháp khác:
- Luân canh cây trồng để giảm áp lực sâu bệnh.
- Trồng xen canh các loại cây phù hợp để cải thiện đất.
4. Trị bệnh chết chậm trên cây tiêu
Bệnh chết chậm trên cây tiêu chỉ có thể điều trị hiệu quả khi phát hiện sớm, tức là khi cây mới chỉ bị nhiễm tuyến trùng, chưa bị nấm tấn công. Nếu để bệnh chuyển biến nặng, cây tiêu sẽ bị thối rễ, hỏng thân và không thể cứu chữa. Lúc này, giải pháp duy nhất là nhổ bỏ cây bệnh, xử lý kỹ gốc và đất trước khi trồng cây mới
Vì thế, cách tốt nhất để trị bệnh chết chậm cho cây tiêu là bạn nên phòng bệnh ngay từ đầu. Thủy Sính mang đến giải pháp đột phá với dòng sản phẩm siêu vi sinh humic. Sản phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng cho cây, ức chế sự phát triển của nấm bệnh, đồng thời cải thiện chất lượng đất, giúp cây tiêu hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Với siêu vi sinh humic Thủy Sính, vườn tiêu của bạn sẽ xanh tốt, năng suất cao và bền vững.
Bệnh chết chậm trên cây tiêu là thách thức vô cùng lớn đối với người nông dân trồng tiêu. Hy vọng rằng thông những kiến thức và biện pháp phòng trừ này bạn có thể bảo vệ vườn của mình kịp thời. Bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác về bệnh chết chậm? Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẵn sàng giải đáp