Bệnh thán thư trên cây tiêu: Nguyên nhân và cách trị
MỤC LỤC
Bệnh thán thư trên cây tiêu là một trong những vấn đề phổ biến mà trồng tiêu thường gặp phải. Việc nhận biết và điều trị kịp thời không chỉ giúp cây phục hồi nhanh chóng mà còn ngăn ngừa các bệnh khác có thể phát sinh. Trong bài viết này, Thủy Sính giúp bạn tìm hiểu cách phòng trừ bệnh thán thư để đảm bảo cây tiêu được phát triển khỏe mạnh nhất.
1. Triệu chứng của bệnh thán thư trên hồ tiêu
Bệnh thán thư tấn công vào nhiều bộ phận của cây tiêu và gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Các triệu chứng thường gặp của bệnh thán thư trên cây tiêu:
- Phần lá xuất hiện các đốm với hình dạng không xác định và thường có màu vàng sau thời gian chuyển dần sang màu nâu và đen.
- Rìa vết bệnh thường có một đường viền sáng màu vàng nhằm phân cách rõ rệt giữa vùng bị bệnh và vùng mô lá khỏe mạnh.
- Ban đầu bệnh xuất hiện ở mép là đó dần lan rộng khiến lá chuyển sang khô đen và dần rụng
- Bệnh có thể lây lan khiến gié bông, gié quả làm bông và quả bị héo và khô dần.
- Nếu không nhận biết và xử lý, bệnh này có thể làm hại phần thân và nhánh gây ra hiện tượng tháo đốt và khô cành
- Mùa mưa là thời gian bệnh dễ phát triển nhất, đặc biệt là thời tiết ẩm thấp
- Không giống với triệu chứng thiếu kali, vì triệu chứng của bệnh thiếu kali chỉ xuất hiện ở mép lá và chỉ có màu đen chứ không có màu vàng để phân cách mô bị bệnh và mô khỏe.
2. Nguyên nhân của bệnh thán thư hại tiêu
Tác nhân chính gây nên bệnh thán thư trên cây tiêu là nấm Colletotrichum gloeosporioides. Đây là nấm nguy hiểm gây hại cho rất nhiều cây trồng không chỉ riêng cây tiêu. Dưới đây là một số yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển mà bạn nên phòng tránh
- Điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển là trong các thời tiết có độ ẩm cao, dễ ẩm thấp
- Vườn không có hệ thống thoát nước tốt, cây trồng quá dày.
- Các tế bào nấm được côn trùng hoặc gió mang đi và phát tán đến các cây khác.
- Vật liệu trồng bị nhiễm bệnh nấm
- Tàn dư cây bệnh không được thu gom và tiêu hủy đúng cách.
3. Chữa trị bệnh thán thư trên tiêu
Trước khi bắt đầu mùa vụ mới, việc vệ sinh vườn tiêu là vô cùng quan trọng giúp phòng trừ sâu bệnh và đặc biệt là bệnh thán thư. Bà con cần loại bỏ hoàn toàn cỏ dại trong vườn và cắt bỏ những dây tiêu bị sâu bệnh, lá vàng, lá héo để hạn chế sự lây lan của bệnh. Bênh cạnh đó, những dây tiêu mọc quá dày, nằm khuất trong tán cũng cần cắt tỉa tán để tăng cường ánh sáng và thông thoáng cho vườn tiêu và hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.
Ngoài ra để điều trị bệnh thán thư hiệu quả, bà con nên áp dụng biện pháp phun xịt các chế phẩm gốc đồng hoặc các loại thuốc đặc trị nấm có chứa hoạt chất Mancozeb, Metalaxyl, Diniconazole. Tuân thủ đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm về liều lượng và cách pha chế. Phun 2-4 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày hoặc đến khi bệnh được kiểm soát hoàn toàn.
Thủy Sính là một trong những thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm bảo vệ thực vật, đặc biệt là các chế phẩm sinh học. Để phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả trên cây trồng, Thủy Sính đã nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm đặc trị dành riêng cho từng giai đoạn của cây:.
- Đối với cây tơ:
Để mang lại hiệu quả cao nhất đối với cây tơ, Thủy Sính khuyến kích bạn sử dụng sản phẩm Rildzomigol Super. Nên phun đẫm cây để trừ thán thư và trừ và phòng thối rễ
- Đối với cây sau thu:
Với những cây tiêu sau thu, nếu cây của bạn đang còn yếu thì có thể tham khảo dòng sản phẩm Thủy Sính 11 ngược lại nếu cây đang khỏe bạn có thể tham khảo thêm bộ phun xịt trừ rầy 003.
Sau khi bệnh được kiểm soát, bà con nên bổ sung thêm các loại phân bón sinh học chứa vi sinh vật có lợi để giúp cây phục hồi nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng cho cây.
Bệnh thán thư trên cây tiêu là một trong những vấn đề phổ biến mà người trồng tiêu thường gặp phải. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời không chỉ giúp cây hồi phục nhanh chóng mà còn ngăn ngừa các bệnh khác lây lan. Nếu bạn cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Thủy Sính để được giải đáp thắc mắc và đặt mua chế phẩm sinh học giá rẻ nhất.